'Con muốn sống': Giờ mà bỏ cuộc thì con tôi chết mất
Chức vô địch AFF Cup 2024 sẽ mất rất nhiều ý nghĩa nếu đội tuyển Việt Nam không thể vượt qua vòng loại thứ 3 để góp mặt ở Asian Cup 2027, trong cuộc đua với Malaysia, Thái Lan trong cảnh Indonesia đã sớm đoạt vé sau khi lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup 2026.Do vậy, ngay từ lúc này thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ phải lập tức quên đi dư vị chiến thắng ở AFF Cup 2024, để tập trung cho 6 trận đấu ở vòng loại Asian Cup 2027, với 5 trong số đó diễn ra trong năm 2025 này.Dự kiến, đội tuyển Việt Nam sẽ mở màn vòng loại Asian Cup 2027 bằng trận gặp Lào (25.3, 18.11), tiếp cùng với Malaysia (10.6), Nepal (9.10 và 14.10) trước khi bước vào trận quyết định cuối cùng với Malaysia trên sân nhà ngày 31.3.2026.Có thể nói năm 2025 sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho mục tiêu lâu dài của HLV Kim Sang-sik với nhiệm vụ đưa đội tuyển Việt Nam dự Asian Cup 2027, trước khi mơ đến World Cup 2030 như ông đã nói sau chức vô địch AFF Cup 2030.Khác với các năm trước chủ yếu đá giao hữu trước khi đá các trận chính thức vào cuối năm, đội tuyển Việt Nam sẽ có lịch thi đấu ngược lại hoàn toàn: có 4 trong 5 đợt tập trung FIFA Days sẽ đá vòng loại Asian Cup 2027.Sau 2 vòng đấu đầu tiên ở Asian Cup vào tháng 3 và 6, thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ có đợt tập trung FIFA Day vào tháng 9 để thi đấu giao hữu với các đối thủ đang được VFF tích cực lựa chọn một cách kỹ càng.Đó sẽ là cơ hội duy nhất để ông Kim thử nghiệm, điều chỉnh con người và lối chơi của đội tuyển Việt Nam, trước khi bước vào 3 trận tiếp theo ở vòng loại Asian Cup 2027 vào tháng 9 và 11 năm 2025.Với lịch thi đấu hiện tại, có thể khẳng định HLV Kim Sang-sik sẽ không thể chậm rãi ở các trận giao hữu như năm 2024, ngược lại phải bắt tay vào việc, rà soát V-League 2024 - 2025 để chọn ra con người bổ sung cho đội tuyển Việt Nam ngay từ tháng 3.Đó sẽ là trận đấu quan trọng, mục tiêu không chỉ mở màn vòng loại Asian Cup 2027 bằng chiến thắng trước Lào trên sân nhà, mà còn để xác định điểm rơi tốt nhất ở trận làm khách tại Bukit Jalil của Malaysia vào tháng 6.Xúc động áo xanh tình nguyện đội nắng cõng thí sinh gãy chân đi thi
Theo ông Sâm, giải đua thuyền truyền thống H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) được tổ chức thường niên, tạo thành một sân chơi lành mạnh, bổ ích nhằm cổ vũ phong trào “Toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Chồng tử vong, vợ và 2 con bị thương nặng
Khi ấy bến xe chưa hoạt động, chỉ có 3 tuyến xe buýt chạy đến nơi là 55, 76 và 93. Metro còn dang dở, ga cuối chỉ mới "khung sườn", chưa có mái che... Nhưng đứng bên dưới nhìn lên đường tàu điện tôi hình dung một sự sắp xếp khá hợp lý của hai nơi: nhà ga cuối cùng của metro và Bến xe Miền Đông (mới).Chiều ấy, tôi đi bộ một vòng khắp bến xe rộng bát ngát và đẹp, nhìn bao quát chẳng kém các bến xe ở Singapore hay ở Kuala Lumpur tôi đã từng đi, có khi còn đẹp hơn vì mới. Album hình tôi chụp hôm đó khá chi tiết khi xe qua những con đường mà tôi thấy có điểm gì đặc biệt ghi nhớ như cái tháp điều áp ở gần cầu Điện Biên Phủ... Và trên cao, đường metro chưa có gì lắm. Tôi mơ một ngày cho tôi "điền vào chỗ trống" có đoàn tàu trên những bức hình này.Để rồi bốn năm sau cũng ngẫu hứng, tôi ra khỏi nhà với ý định lượt đi sẽ đi lại tuyến buýt đó và lượt về tôi đi metro để tận hưởng cái cảm giác "điền vào chỗ trống" cho những tấm hình cũ.Đang mùa thành phố cây xanh lá và mùa rộn ràng của nhiều loại hoa như sứ, điệp vàng, lim xẹt, giáng hương, kèn hồng... bên đường thật đẹp, tràn đầy sức sống.Cái khác đầu tiên thấy được là tháp điều áp ở Điện Biên Phủ không còn màu xi măng như năm xưa mà được sơn hai màu trắng xanh. Tháp này và tháp ở Nhà máy nước Thủ Đức được xây dựng cùng lúc vào năm 1960. Lúc đó, tháp có tên gọi là Surge Tower (tháp trào), còn người dân Sài Gòn xưa thì quen gọi là "tháp phi thuyền Apollo". Nó khiến tôi nhớ một thời trường tôi học gần Nhà máy nước Thủ Đức. Vào buổi trưa đúng 12 giờ có tiếng còi hụ thật to, sinh viên học buổi sáng thì tan lớp rồi vào căng tin lấy cơm trưa; lớp học buổi chiều lục tục chuẩn bị lên lớp - những người cùng thế hệ tôi thời ấy chắc không thể nào quên. Tôi không biết bây giờ có còn tiếng còi hụ nữa không, thời tôi học đã qua gần nửa thế kỷ rồi!Chợ Thủ Đức vẫn như ngày nào tôi tuổi hai mươi, từ chợ tôi đạp xe qua mấy con dốc mới lên đến trường. Cũng một thời khó quên.Và kìa, đoàn tàu xinh xắn hiện ra ở đường trên cao vào nhà ga cuối cùng là Bến xe Miền Đông. Tôi phải thú thật, có một cảm giác thật khó tả trong tôi khi hình dung lại bốn năm trước mình đã qua đây nhìn lên cao với ước mơ được chụp những tấm hình "điền vào chỗ trống".Từ chỗ xe buýt ngừng, đường đi toàn bộ có mái che, đúng nghĩa "mưa không tới mặt, nắng không tới đầu". Bến xe đẹp, rộng rãi nhưng vắng khách dù xe đi về các tỉnh miền Đông và cả miền Tây. Có bảng điện tử lịch xe chạy, tiện nghi hơn nhiều các bến xe cũ, cảm giác này khá dễ chịu.Tôi hỏi chuyện hai người khách, ngẫu nhiên sao họ đều về miền Tây, một người đi Cần Thơ, một người về Cao Lãnh. Chị đi Cao Lãnh nói với tôi rằng, nếu chị ra Bến xe Miền Tây, xe về Cao Lãnh sẽ dừng trước nhà chị, nhưng vì chị mang đồ cồng kềnh đi từ Suối Tiên nên ra đây cho tiện. Có chút bất tiện là đi từ bến xe này, đến Cao Lãnh phải đi xe trung chuyển về nhà. Hai tuyến xe cùng về Cao Lãnh nhưng chạy khác đường.Tôi lòng vòng một lát rồi sang nhà ga metro trở về.Tôi xuống nhà ga Bến Thành và lên cửa số 3 là ngay chợ. Cái cảm giác như mình vừa đi một tour du lịch ngắn nào đó là có thật. Và thấy vui khi chính mình được nhìn lại sự thay đổi nhỏ của thành phố trong bốn năm từ một kỷ niệm lưu trên Facebook.
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Làm lệnh chuyển tiền giả để lừa đảo tiệm vàng
"Chúng tôi dự định sẽ sớm tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng. 53 đảng phái chính trị đã nộp danh sách tham gia cuộc bầu cử", ông Min Aung Hlaing cho hay trong chuyến thăm Belarus, nơi ông công bố khung thời gian bầu cử như trên, theo Reuters dẫn lại thông tin từ tờ Global New Light of Myanmar.Ông Min Aung Hlaing đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc bầu cử nhưng chính quyền của ông đã nhiều lần gia hạn tình trạng khẩn cấp, trong lúc quân đội đang bị các nhóm đối lập chống chính quyền quân sự tấn công, theo Reuters.Hồi cuối tháng 1, chính quyền quân sự Myanmar đã gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng, tức là 4 năm sau cuộc chính biến ở nước này vào ngày 1.2.2021, theo AFP. Ông Min Aung Hlaing khi đó nói với Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar rằng "hòa bình và ổn định vẫn cần thiết" trước khi có thể dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và tổ chức bầu cử.Quân đội Myanmar đã lên nắm quyền sau khi đưa ra những cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020 mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng áp đảo, theo AFP.Chính quyền quân sự Myanmar đã gia hạn tình trạng khẩn cấp nhiều lần kể từ đó khi chiến đấu với các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số và "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân" của lực lượng đối lập.Các cuộc xung đột ở Myanmar đã buộc hơn 3,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, trong khi ước tính 19,9 triệu người, hơn 1/3 dân số Myanmar, sẽ cần viện trợ nhân đạo vào năm 2025, theo AFP.